Quê nội nó xa tít mù khơi. Nếu đi xe bus thì phải chạy qua hơn 30 cái cầu lớn-nhỏ suốt 6-7h đồng hồ mới tới làng quê nghèo thuộc Miền Tây sông nước, với 9 nhánh sông đổ ra cửa biển mà dân MNVN gọi là sông Cửu Long, “Làng Vĩnh Ngươn” xa xôi. Nó có thể đứng từ đồng mả ông bà nội nó nhìn thẳng khoảng chừng 2km là đến biên giới của Miên(cambodia) rồi.
Ngày nó lên 4t, năm 1974, thời mà dân MNVN còn trong tự do, cha nó có dẫn nó đi về quê nội chơi cho biết bà con, Vì ông Nội nó mất khi ba nó mới 15t, cò bà Nội nó cũng mất sau khi bà Nội nó cứơi vợ cho con trai út của bà Nội tức là cha nó hiện giờ. Ba- Mẹ nó lên Sài Gòn học và làm việc rồi yêu nhau và 2 gia đình Nội ngoại . Chu choa ơi, bà con nào biết nó thì biết, chứ nó nhỏ quá mà, còn ko nhớ nổi đường về quê ra sao, nói gì đến nhớ mặt bà con (*_*). Được cái nó lên xe nằm ngủ trong lòng ba nó cũng ngon lành và ko bị say xe.
Tuy nhiên, trong bộ não non nót trẻ thơ của nó cũng nhớ được vài chuyện ở quê nội:
– Do quê cha nó nằm giữa 2 dòng sông Tiền và sông Hậu, nên dọc tuyến hành trình về quê phải qua ko biết cơ man nào là những chiếc cầu lớn, nhỏ trải dài từ bến xe Miền Tây về tới Châu Đốc. Ngoài vô vàn các cầu lớn, nhỏ dọc đường quốc lộ 1, do bọn thực dân Pháp và ĐQ Mỹ xây cho, thì xe còn phải dừng lại 2 lần khá lâu để hành khách đi bộ lên 2 chuyến phà: “Mỹ Thuận”: để từ Mỹ Tho qua Đồng Tháp; Và “bắc Vàm Cống”: để từ Đồng Tháp qua Long Xuyên vào Châu Đốc.
– (Lưu ý: Sau năm 2000, lịch sử của những chiếc phà Mỹ Thuận được khép lại, nhường cho cầu Mỹ Thuận ra đời. Dẫu công cuộc làm cầu là ở chế độ xhcn, nhưng nhờ vào vốn ODA của cp Úc tài trợ hoàn toàn, kể cả kỹ thuật cao của cầu cũng được các kỹ sư Úc hướng dẫn cho kỹ sư VN làm.)
– Về đến Châu Đốc vào mùa nước lên, điều ấn tượng trong bộ não bé xíu của nó thời 74 là: quê nội ít đường đi, xung quanh chỉ toàn nước, vào nhà nhìn ra ko thấy đường đi, chỉ thấy nước mênh mông. Nước lên, thậm chí, sáng ngủ dậy bỏ chân xuống giường chân chưa chạm đất đã chạm nước rồi!!!
– Quê Nội của nó, nằm gọn trong tác phẩm “Thời Thơ Ấu” của nhà văn Ng.Quang Sáng, với những đoạn tả về đạo Hoà Hảo ” ko ưa VC”. Tối đi ngủ, sáng ra nhìn dưới dòng sông nổi bồng bềnh cái thủ cấp của ai đó trôi theo sự lên xuống của con nước vầy!!!
– Quê Nội của nó, nằm giữa 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Nên mỗi mùa nước lớn, nước ròng, tôm cá nhảy đầy sông xuôi theo dòng Mêkong từ thượng nguồn phía bắc qua các nước TQ, Lào, Thái Lan, và Cambodia xuống tới VN và đổ ra cửa biển.
– Quê Nội nó, sau lưng chợ Châu Đốc, đi đò qua sông Châu Giang là 1 làng đạo Hồi xứ Châu Giang. Ở đó có 1 đền thờ Hồi giáo đến giờ là nghe họ đọc kinh Koran rền khắp vùng Châu Giang. Nơi này, người dân nam- nữ gì cũng vận xà rông từ trg nhà ra phố chợ!!! Nó đứng ngơ ngác như đang lọt vào xứ ba tư…..
– Quê nội nó, đi thăm mộ ông bà vào mùa nước nổi phải chèo xuồng đi vào đồng mả vì mênh mông là nước với nước. Ng.ta đặt lờ ngay trên ghe để bắt cá và làm cá ngay trên ghe. Xuống tới đồng mả bắt bếp lên nấu canh chua cá lóc ngay tại đồng mả rồi dọn cơm và đồ mặn cùng nồi canh chua mới nấu lên cúng ông bà tại chỗ. Ui chao, sao mà tiện lợi vậy!!!
– Quê Nội nó, trái cây mọc trĩu cành trong các nhà bà con nó ghé qua. Ông tư của ba nó hái cho nó 4 trái ổi trâu, chu choa ơi, trái nào trái nấy bự bằng cái tô, thân xác đứa bé 4t của nó khệ nệ ôm 4 trái ổi tha từ Châu Đốc về nhà. Lúc xe về tới Sì Gòn mừng quá, nó lật đật xuống xe về nhà, để quên 4 trái ổi trâu trên xe luôn…thiệt là tiếc, vì ko có dịp khoe chiến lợi phẩm ở quê nội cho anh, chị của nó….kkk…
– Quê Nội nó, với mùa nước lên là kho nồi mắm kho với thịt ba rọi, tép, cà tím, heo quay, kèm với rau sông, bông điên điển, bông súng, chan vào nước mắm kho nữa thì trời bắt cơm, bắt bún thấy sợ luôn….suuuyyyttt… Là dĩa mắm sống trộn mít dừa xé sợi chung với tỏi lột vỏ để nguyên củ tỏi và ớt hiểm, thịt ba rọi xắt miếng mỏng. Cứ miếng cơm hay bún là miếng mắm sống kèm trái tỏi, ớt, kèm miếng rau sông và miếng thịt luộc lùa vô miệng, thì cứ vậy mà ăn, ăn hoài ko thấy no vì cơm, mắm, ớt, rau,.. quyện vào nhau tạo nên hết cơn thèm này tới cơn thèm nọ, làm axit trong dạ dày cứ tràn lên cổ họng để nuốt xuống thật nhiều và liên tục (*_*)…
– Quê nội nó, là cảnh bọn vici giả làm dân Hoà Hảo vô cướp phá nguyên làng nhà ông nội nó, cướp xong trước khi rút đi, họ còn đốt cho nhà cửa trong làng cháy rụi, rồi vu cho dân đạo Hoà Hảo làm để dân sợ và ghét Hoà Hảo. Đạo Hoà Hảo của sư thày Tây An “Huỳnh Phú Sĩ” cũng chỉ là đạo bắt thuốc chữa bệnh vặt cho người dân trong vùng. Ng.ta đồn rằng: sư thày Tây An là người cõi tiên phái xuống, ai nhức đầu kinh niên, đau bụng, ói mữa hay bệnh nan y gì… Lại quỳ gặp thày, thày xoa đầu thì hết đau đầu, xoa vào bụng hết đau bụng….dân các làng gần xa, thậm chí có nhiều nhà giàu có trên sì gòn xuống tận núi Tây An tìm thày nhờ thày chữa bệnh mau khỏi…. Dân bu tới thày đông quá, họ sợ bị sức ảnh hưởng của thày lôi kéo dân tình. Nên có vài tổ chức giả danh đạo thày mà triệt thày. Sau 75, hình như thày bị “ai đó” ám sát tựa như vụ NS Thanh Nga vậy.
– Quê Nội nó, trong ký ức sau ngày 75, có 1 lần cả nhà nó cha, mẹ, anh, chị, em đều về quê nội dịp Tết, trước khi đi, mẹ nó chuẩn bị cơm vắt ăn với chả lụa hay muối xả ớt, vì kinh tế VN sau 75 xuống dốc thê thảm. Có tiền mua 4-5 vé về quê là cả vấn đề, nên dọc đường đói bụng thì lấy cơm vắt ra ăn ngon lành với muối xả mà ko phải tốn tiền cơm vẫn no bụng về tới nha (*_*).
– Quê nội nó, sau những năm khốn khó do tình trạng chuyển đổi chế độ, quá độ mấy chục năm giờ trở thành khu du lịch khá nổi tiếng như: núi bà Chúa Sam, Thất Sơn (bảy núi), núi Cấm,… Ngày xưa có tin truyền rằng trên núi Cấm khi đêm về, có ông Hổ xuống bắt cóc con nít lên núi ăn thịt. Ngày nay, chắc ông Hổ ko còn vì rừng trên núi bị phá, đá trên núi cũng phá để làm cáp treo cho dân đi lên núi cấm, đường cho xe lên nhỏ hẹp và khá nguy hiểm. Vậy mà dân cũng mang đồ lên tạc được tượng của ông Phật Di Lạc thiệt lớn ngồi chễm chệ trên núi Cấm, ko biết Ngài có phò hộ cho chúng sanh dưới núi được an lạc hay ko? Nhưng khi phá núi làm khu du lịch, núi lỡ đá rơi xuống làm chết khá nhiều công nhân xây dựng dưới chân núi.
– Quê nội nó, với kênh Thoại Ngọc Hầu trải dài lấy nước từ dưới dòng Mekong lên tận vùng cao núi Sam, Thất Sơn để dẫn nước tưới tiêu cho việc trồng trọt. Nơi mà ước nguyện lúc sinh thời của ba nó là tro cốt của ông sau khi hoả táng, được đem về sông quê thuỷ táng tại đây, chỉ vì ông lại muốn lần cuối và mãi mãi được tắm mình dưới lòng sông quê nhà như nhà thơ Giang Nam từng viết:
“Xưa tôi yêu quê hương vì có chim có bướm,
Có những lần trốn học bị đòn roi.
Nay tôi yêu quê hương vì trong lòng sông ấy,
Có một phần “tro, cốt” của cha tôi”
No Comment